Những lễ hội đầu năm bạn không thể không ghé tới để cầu may

0
1065

Đã quá quen rồi với mỗi người dân nước Việt khi kết thúc dịp tết mọi người lại nô nức đi đến chùa chiền, đền, miếu .. để cầu cúng mong sao cho 1 năm gặp nhiều may mắn, gia đình được mạnh khoẻ và công việc được thuận lợi.

Những địa chỉ lễ hội thiêng đã được mọi người rỉ tai nhau từ cách đây vài năm, nhưng cứ mỗi dịp trước khi khai hội đã chật cứng không thể chen nổi bởi ai cũng mong muốn mình là người đầu tiên được phật thánh chú ý tới, do đó cũng chẳng thể tránh được nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi không thể tiến cũng chẳng thể lùi vì phải chôn chân 1 chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ để tới được nơi thiêng liêng ấy.

Lễ hội cầu may mà bạn không thể không ghé tới trong dịp đầu xuân này chính là :

Đền Trần

Hiện tại có 2 ngôi đền Trần đều thu hút du khách thập phương ghé thăm vào mỗi dịp đầu năm đó là đền Trần tại Thái Bình và đền Trần tại Nam Định.

Đền Trần Thái Bình nằm tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; lễ hội được bắt đầu từ 13 đến hết 18 tháng giêng âm lịch. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi cùng các chương trình lễ hội được tổ chức xuyên suốt như thi kéo co, thi gói bánh chưng, thi pháo đất .. thu hút khá đông người dân địa phương cùng nhiều du khách về lễ hội để cầu may và tham gia lễ hội lớn nhất trong năm

Lễ hội đền Trần tại Nam Định được diễn ra từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, nhưng lễ hội khai ấn được diễn ra vào duy nhất một ngày, đó là ngày 15/1 âm lịch. Ban đầu, lễ hội khai ấn đó chỉ được bó hẹp trong làng Tức Mặc nhưng về sau dân tình đổ xô đến quá đông đã dẫn tới việc ban tổ chức đền Trần phải triển khai lễ hội rộng lớn hơn.

Ngày nay, mỗi dịp đầu năm mọi người lại nô nức nối đuôi nhau đến dự lễ hội khai ấn tại đền Trần. Tình trạng chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để tranh ấn diễn ra thường xuyên gây nhức nhối không chỉ đối với ban tổ chức mà cả đối với du khách đến trẩy hội.

Nhiều người đã lợi dụng tình trạng đông đúc để cướp ấn về “kinh doanh”, bán lại cho các doanh nghiệp, công ty khác có nhu cầu cần ấn vì nghĩ rằng chỉ cần có ấn đền Trần đầu năm, chắc chắn cả năm đó sẽ kinh doanh thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Thực tế, lễ hội là nơi để mọi người tới cầu may, cầu lộc, cầu tài .. theo nghi thức truyền thống dân tộc, đây không phải là nơi để tình trạng trộm cướp xảy ra. Chính vì thế, nếu bạn có nhu cầu đến dự lễ khai ấn đền Trần nhớ ăn mặc gọn gàng, lịch sự và có ý thức trong việc di chuyển để không xảy ra những việc đáng tiếc và cũng để mọi người đều có dịp được đến di tích nổi tiếng này vào đúng dịp lễ hội đầu xuân.

Chùa Hương

Chùa Hương là ngôi chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ 17 nhưng chỉ đến năm 1988 mới thực sự được biết tới do sự phục dựng của thượng toạ Thích Viên Thành. Chùa Hương tại Hà Nội là phiên bản của chùa Hương Tích tại núi Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh; tuy nhiên, du khách trong và ngoài nước đều chú tâm đến chùa Hương tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không chỉ bởi sự quy hoạch cụ thể của chính quyền địa phương cũng như nhà nước mà nơi đây còn được mệnh danh là thiêng liêng nhất trong nhiều năm qua.

Thắng cảnh tại chùa Hương khá phong phú, dòng suối Yến, động Hương Tích, bến Đục, đền Trình, núi Ngũ Nhạc .. đều đã đi vào thi ca, văn chương.

Lễ hội được diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, nhưng hầu như tất cả những ngày trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương đều trong tình trạng quá tải vì lượng du khách đổ tới quá đông.

Đến với chùa Hương bạn sẽ không thể phân biệt được ngày đêm bởi lúc nào cũng tấp nập người hành hương đi lễ và tiếng khuya mái chèo trên dòng suối Yến liên tục không lúc nào nghỉ ngơi.

Đỉnh thiêng Yên Tử

Tương truyền rằng, nếu ai đã tới đỉnh thiêng Yên Tử cần phải đi liên tục trong 3 năm liên tiếp để thần linh nơi đây chứng dám lòng thành và cũng để tu tâm được vẹn toàn. Cũng chính vì thế, chùa Yên Tử dù nằm trên ngọn núi cao chênh vênh (1068m so với mực nước biển) vẫn được nhiều người ước mong được ghé chân để cầu may cho bản thân và gia đình mình.

Lễ hội được diễn ra từ mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, du khách có thể chọn lựa tuyến cáp treo để tiết kiệm thời gian di chuyển, nhưng cũng chỉ rút ngắn được 2/3 chặng đường bởi vẫn còn 1/3 quãng đường cần tới thể lực bởi cần phải leo bộ để chạm tay tới được đỉnh thiêng chùa Đồng.

Tuy nhiên, vẫn khá đông người hành hương chọn phương thức đi bộ, khi trải qua gần 6000m với đường núi cheo leo, hiểm trở cùng hàng ngàn bậc đá để hoàn thành được sứ mệnh về với cõi phật bằng chính tâm tư, lòng thành kính của mình nhất.

Đền bà chúa Kho

Ngôi chùa mang tên đền bà chúa Kho từ lâu đã được những tín đồ làm ăn, buôn bán, mong muốn 1 năm thuận lợi, buôn may bán đắt, thành đạt .. kháo nhau rằng : Chỉ có tới đền bà chúa Kho vào đầu năm vay bà, rồi cuối năm lại tới bà để trả lại thì mọi chuyện mới thực sự xuôi dòng bén giọt. Chính vì thế, trong những ngày đầu năm của tháng giêng, tình trạng chặt cứng như nêm tại đền bà luôn diễn ra không phân biệt đêm ngày.

Mặc dù đã được khuyến cáo hạn chế đốt vàng hương trong đền nhưng du khách vì tín nên mặc định cho rằng, lễ càng to, hương đốt càng nhiều bà mới chứng dám cho lòng thành và cho “vay” nhiều mà đền bà chúa Kho luôn nghi ngút khói hương, khiến ban tổ chức đền phải huy động lực lượng vừa dọn rác, vừa thu hương đốt nhằm tránh tình trạng cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

>> Một số sai lầm trong phong thủy khiến bạn dễ rước họa vào nhà

Admin 2Cafe
Chào mừng bạn đến với 2Cafe - Chúng tôi cung cấp thông tin tin tức tổng hợp về thời trang, làm đẹp, ẩm thực, đời sống, du lịch, giải trí, thể thao... Đội ngũ biên tập viên của 2Cafe luôn nỗ lực mang đến nội dung có giá trị nhất gửi tới quý bạn đọc.