Vua thép – Andrew Carnegie là một trong 3 vị tỷ phú giàu có nhất thế giới; tuy nhiên, ít ai biết được ông xuất thân từ tầng lớp bần cùng nhất của xã hội, để rồi lấy động lực quyết tâm kiếm tiền trang trải cuộc sống cho chính mình cùng gia đình, sẵn sàng làm nhiều việc khác nhau như sản xuất ống chỉ, thợ thông nhà xí, người đưa tin .. và cuối cùng thành lập nên một công ty thép và trở thành vua thép trên toàn thế giới.
Andrew Carnegie đã đúc kết ra được cho riêng mình những bài học quý báu, một trong số đó chính là:
Nhớ tên nhân viên của mình
Không phải ông chủ nào cũng nhớ hết tên nhân viên của mình và cũng không phải ông chủ nào thấy được việc nhớ tên cấp dưới cũng như đối tác của mình lại có nhiều thuận lợi trong công việc đến thế.
Andrew Carnegie dám tự tin khẳng định rằng ông có thể nhớ hết số nhân viên làm việc cho mình và luôn coi họ là những người đồng nghiệp hơn là cấp dưới. Đó là bởi tuy ông là vua thép nhưng kỳ thực ông chẳng biết chút gì về lĩnh vực mà mình đang đầu tư, do đó những người “đồng nghiệp” của ông là những người am hiểu biets về sản phẩm đang làm ra, việc ông nhớ tên họ để cho thấy rằng giữa ông và họ chẳng có mối quan hệ ràng buộc giữa cấp trên và cấp dưới mà chỉ là cùng nhau vì mục tiêu kiếm tiền mà thôi.
Nhờ nắm được bí quyết thành công nơi công sở này mà Andrew Carnegie nhận được sự ủng hộ của toàn thể nhân viên và luôn coi trọng ông như một người bạn, một người đồng nghiệp, một người cùng khởi nghiệp. Chẳng thế mà trên bia mộ của ông khi ông qua đời người ta đã khắc trên đó dòng chữ ” Nơi đây yên nghỉ của một con người bình thường biết tập hợp những người có tài năng vượt qua bản thân để thành lập một tổ chức cấp dưới lớn mạnh” như khẳng định cho việc Andrew Carnegie và những người đồng nghiệp của mình như cùng chung chiến tuyến, cùng một mặt trận mà thôi.
Không kiệm lời khen ngợi nhân viên
Bất kể ai cũng thế đều vui mừng trước lời khen ngợi và thất vọng vì bị chỉ trích dù rằng làm đúng hay sai. Chính vì nắm rõ được điều này mà Andrew Carnegie đã đưa ra bí quyết thành công khi mở công ty riêng đó là phải biết khen ngợi nhân viên của mình (tất nhiên là đối với việc họ làm đúng) nhưng không hề kiệm lời nói.
Mỗi cá nhân đều có những lòng tự trọng, tự ti về bản thân rất lớn; do đó, nếu người lãnh đạo hiểu được tâm lý của mỗi người nhân viên thì việc thu phục họ để hết lòng cống hiến cho doanh nghiệp là điều vô cùng đơn giản. Cũng chính vì thế, Andrew Carnegie chẳng hề kiệm lời trong việc động viên, khích lệ đồng nghiệp của mình bởi chỉ như thế bất cứ người làm việc trong doanh nghiệp của ông tại vị trí nào cũng thấy mình là một cánh tay phải đắc lực không thể thiếu đối với công ty và chính điều đó đã khiến họ cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.
Hướng người khác tìm ra sức mạnh bản thân
Việc tự tìm ra sức mạnh bản thân là điều không hề đơn giản, nhưng việc hướng được người khác tìm ra được sức mạnh bản thân của chính họ lại là điều vô cùng khó khăn nhưng Andrew Carnegie đã làm được cái điều không thể đó.
Vốn đi lên từ khó khăn, vất vả; hiểu được bản thân mình đã từng mong muốn gì khi ở vị trí cuối cùng trong xã hội và khi thành công mong chờ điều gì, do đó ông dường như đã nắm rõ được bí quyết thành công của một cá nhân và việc hướng họ tìm ra được sức mạnh của bản thân là điều dễ dàng ông có thể làm được.
Quá trình hoàn thiện bản thân mình và thúc đẩy đồng nghiệp tìm ra được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu của mỗi người đã giúp công ty sắt thép của ông đạt được con số khổng lồ về lợi nhuận và trở thành lớn mạnh nhất trên toàn cầu.
Sẵn sàng chi tiêu các khoản cho từ thiện
Việc luôn coi những người nhân viên của mình là những người đồng nghiệp, cùng chung mục đích kiếm tiền vun đắp tương lai cho nên không bao giờ Andrew Carnegie có ý nghĩ hưởng vinh hoa phú quý một mình.
Bằng chứng cho thấy rằng ông đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ từ những con số biết nói như 60 triệu USD cho thư viện quốc gia, 70 triệu USD cho ngành giáo dục, hơn 7000 đàn piano cho giáo đường cùng hàng nhiều đợt quyên góp, từ thiện khác.
Chẳng những gây dựng những bí quyết thành công trong kinh doanh mà Andrew Carnegie còn định hướng cho những người xung quanh mình một ý thức tốt khi chung tay giúp đỡ những người khó khăn bên cạnh để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách sẵn sàng chi tiêu cho từ thiện không vì mục đích nào cả, kể cả trường hợp đánh bóng tên tuổi, tạo được tiếng vang lớn và bán được nhiều sản phẩm hơn như một số doanh nghiệp, cá nhân đã từng làm.
Từ thiện là phải từ tâm và tự nguyện, chỉ có như thế việc làm mới thực sự ý nghĩa và lan rộng được tới nhiều người hơn nữa.
Những bí quyết thành công của Andrew Carnegie đã giúp hàng triệu triệu người thức tỉnh được cách thức làm giàu, khởi nghiệp từ trước đến nay của mình liệu có đang thực sự đi đúng hướng và tìm đúng mục tiêu hay không?
Không chỉ thay đổi toàn bộ cuộc đời của mình mà Andrew Carnegie còn thay đổi cuộc đời của đa số những người đồng hành cùng ông. Trở thành một tỷ phú và biến nhiều người trở thành triệu phú bởi những con người cùng ông góp nhặt tiền bạc, đưa doanh nghiệp thép đứng đầu thế giới, đưa vua thép Andrew Carnegie có vị trí cao trong lòng mỗi người về sự thành công của một con người đi lên từ hai bàn tay trắng xứng đáng được hưởng những điều lớn lao hơn thế.
>> Sự giống nhau đến ngỡ ngàng trong quan niệm thành công giữa phụ nữ và đàn ông