Mùa đông là khoảng thời gian dễ gặp phải các chứng bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ nhất, trong đó bệnh cảm lạnh được coi là kẻ thù truyền kiếp đối với người già, trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng kém và dễ dàng chịu tác động bởi thời tiết.
Đừng bao giờ tự ý lấy thuốc của người này sử dụng cho người khác khi chưa được sự chỉ định trực tiếp từ bác sĩ bởi tuỳ từng cơ địa mỗi người liều lượng thuốc cũng khác nhau, và nguy cơ tiềm ẩn phía sau đó là sốc thuốc, bệnh không thuyên giảm mà còn gia tăng sẽ khiến bạn hối hận không kịp đó nhé.
Bạn cần ghi nhớ 4 cách chữa cảm lạnh hoàn toàn từ thiên nhiên dưới đây để chủ động hơn trong công cuộc phòng ngừa những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt có thể ập tới khiến người thân trong gia đình không kịp đối phó, quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.
1. Nhức mỏi chân tay
Thời tiết chuyển mùa chắc chắn những đối tượng có tiền sử về bệnh thấp khớp, tim .. là đối tượng gặp phải đau đớn này đầu tiên khi mà toàn bộ các cơ trong cơ thể dường như muốn đình công dừng lại mọi việc, tình trạng chán nản, mệt mỏi, kém ngủ .. cũng xuất hiện triền miên.
Dẫu không phải là người lười vận động nhưng những cơn đau nhức mỏi chân tay cũng chẳng thể kéo bạn tập trung tinh thần lên là bao, và dù đã áp dụng khá nhiều phương pháp chữa trị nhưng dường như chúng chẳng có hiệu quả để rồi mỗi khi thay đổi thời tiết mà mọi thứ lại đâu vào đấy.
Ngoài cách nạp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tăng cường thể thao rèn luyện sức khoẻ bạncòn có thể áp dụng bài thuốc dân gian bằng cách sử dụng lá lốt đun lấy nước đặc và ngâm chân tay khi nước còn nóng vừa đủ.
Lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay nên rất phù hợp sử dụng trong tiết trời mùa lạnh; đặc biệt đối tượng mắc bệnh thấp khớp, đau chân tay hay thường xuyên ra mồ hôi tại tay chân coi phương thuốc này như một thảo dược quý chữa hiệu quả gấp trăm lần so thuốc tây y.
Lá lốt cũng là loại cây được trồng dễ dàng và phổ biến tại Việt Nam, vô cùng dễ tìm và không sử dụng các chất kích thích.
2. Cước chân tay
TÌnh trạn chân tay nổi đỏ ửng, ngứa, rát và xuất hiện các mụn nhọt mà nhiều người thường nhầm lẫn đó là bệnh dị ứng nước thì thực tế đó lại là dấu hiệu của căn bệnh cước chân tay vào mùa lạnh.
Bệnh dễ dàng phát tác trên cơ thể người có sức đề kháng kém, lười vận động và chịu lạnh quá lâu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra cảm giác ngứa rát, để lâu dẫn tới viêm da cấp tính chẳng thể tránh khỏi tình trạng lở loét.
Ngay khi chân tay có cảm giác khó chịu bạn cần hạn chế đồ ăn hải sản, đồ tươi sống, đồ ăn chưa chế biến kỹ nhằm tránh tình trạng cơ thể bị dị ứng gây nên tình trạng tồi tệ hơn; hoặc phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho mọi người được tìm kiếm dễ dàng trong cuộc sống đó là sử dụng lá lốt cùng muối đun sôi và khi nhiệt độ hỗn hợp trên trong khoảng 40 độ C bạn nên ngâm vùng da bị cước vào.
Thực hiện 2 lần/1 ngày không những giúp bạn giảm thiểu tình trạng cước chân tay khó chịu mà khớp xương của bạn cũng được chăm sóc tối đa để loại bỏ các chứng bệnh dị ứng từ thời tiết gây ra.
3. Dị ứng mề đay
Dị ứng mề đay là căn bệnh khó chữa trị được tận gốc mặc dù nguyên nhân mắc bệnh có thể do viêm da, dị ứng thực phẩm .. nhưng hiện tại các bác sĩ cũng thực sự bàng hoàng trước tình trạng gia tăng căn bệnh này.
Ngay khi gặp phải những dấu hiệu nổi mẩn đỏ tại các vùng da trên cơ thể hãy đảm bảo bạn không sử dụng thực phẩm lạ, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh xa các chất kích thích như rượu – bia – thuốc lá – cafe và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, món ăn chứa nhiều đạm..
Tránh tình trạng da quá khô nhưng cũng không nên sử dụng mỹ phẩm một cách bừa bãi vì vùng da mẩn ngứa nếu được tiếp xúc cùng các chất lạ có chứa trong mỹ phẩm cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng dị ứng mề đay gia tăng khó kiểm soát.
Sau khi xuất hiện các vết mẩn đỏ cần rửa sạch vùng da bị dị ứng đồng thời đắp các loại mặt nạ tự nhiên như dưa chuột, cà chua, cà rốt, nha đam .. làm giảm nhiệt tại vùng da đang mẩn đỏ nhất.
Bạn cũng nên sớm đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy máu để kiểm tra tình trạng sức khoẻ nhằm tránh trường hợp đây chính là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khó chữa khác.
4. Sốt do gặp mưa lạnh
Thời tiết sớm năng, chiều mưa và ẩm mốc cả ngày thuận lợi cho vi khuẩn phát triển; chúng cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể con người thường xuyên gặp phải những chứng bệnh dị ứng khi thời tiết chuyển mùa trong đó có chứng bệnh sốt do gặp mưa.
Ngay khi gặp phải mưa bạn nên thay quần áo ướt và sưởi ấm cơ thể bằng những chiếc áo ấm, nhưng để tránh tình trạng gặp phải sốt nếu chẳng may nhiễm lạnh quá lâu có thể sử dụng cách thức sau:
Dùng chanh tươi cắt đôi và chà xát dọc sống lưng
Từ trên gáy xuống xương cụt chà xát theo đúng chiều
Làm thành nhiều lần để hiệu quả đạt gấp đôi
Bạn cũng có thể sử dụng gừng đã nướng chín và cho vào túi khi đi đường nhằm phòng tránh trường hợp cảm nhẹ hay đau bụng vô tình ghé thăm.
Không nên tự kê đơn bốc thuốc bằng những kinh nghiệm chữa cảm cúm hay sốt trước đây của mình vì có thể bạn càng khiến căn bệnh gia tăng theo chiều hướng tiêu cực.
Nếu nhiệt độ tăng cao nên đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ giúp người bệnh tránh được tình trạng lên cơn co giật.
5. Ho
Quá nhiều phương pháp chữa trị từ dân gian dành cho căn bệnh ho gây tổn hại tới sức khoẻ, điển hình đó là các bài thuốc sau:
Dùng vỏ quýt hoặc vỏ bưởi đã được sao vàng pha cùng đường phèn, mật ong
Tỏi được giã nát ngâm cùng mật ong chữa trị ho hiệu quả
Dùng lá hẹ hấp cùng đường phen trong nồi cách thuỷ lấy nước uống
Quất, cánh hoa hồng, hạt chanh, đường phèn hấp cùng để lấy hỗn hợp chữa ho hiệu quả
Bên cạnh những phương pháp dân gian giúp chữa trị cảm lạnh, ho, nổi ngứa mẩn đỏ hiệu quả bạn cũng cần trang bị kiến thức cho bản thân để mỗi khi thay đổi thời tiết không quá bất ngờ khi cơ thể bị ốm và sử dụng thuốc bừa bãi.
Sức khoẻ là thứ tài sản đáng giá nhất của con người, hãy ghi nhớ để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn mang tới nhiều cơ hội cho những người xung quanh bạn.